Trang chủ » Tin tức » Chuyên mục sức khỏe » Dấu hiệu, biến chứng nhau bong non và cách phòng ngừa

Dấu hiệu, biến chứng nhau bong non và cách phòng ngừa

Dấu hiệu, biến chứng nhau bong non và cách phòng ngừa

SKĐS – Nhau bong non là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Nhau bong non thường xảy ra đột ngột. Nếu không được điều trị, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

1. Nhau bong non là gì?

Nhau thai phát triển trong tử cung khi mang thai, bám vào thành tử cung và cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

 Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Điều này có thể làm giảm hoặc chặn nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi và gây chảy máu nhiều ở thai phụ.

 

Nhau bong non: Dấu hiệu, biến chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Hình ảnh nhau bong non

2. Các triệu chứng của nhau bong non

Nhau bong non rất dễ xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là trong vài tuần cuối trước khi sinh. Triệu chứng chính của nhau bong non là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đôi khi máu có thể bị tắc lại phía sau nhau thai và khoảng 20% trường hợp không bị chảy máu âm đạo. Lượng máu âm đạo có thể thay đổi rất nhiều và không nhất thiết cho biết nhau thai đã tách khỏi tử cung bao nhiêu phần trăm. Máu có thể bị giữ lại bên trong tử cung, vì vậy ngay cả khi nhau bong non nghiêm trọng, có thể không thấy xuất huyết. 

Trong một số trường hợp, nhau bong non phát triển chậm (bong nhau thai mạn tính), có thể gây chảy máu âm đạo nhẹ, không liên tục. Thai nhi có thể không phát triển nhanh và thai phụ có thể bị thiểu ối hoặc các biến chứng khác.

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu như đau bụng, đau lưng đột ngột, trường hợp nặng sẽ đau dữ dội, tử cung đau hoặc cứng như gỗ, cảm nhận thấy các cơn co thắt tử cung, thường đến nối tiếp nhau. Có thể có choáng và có dấu hiệu tiền sản giật.

3. Các biến chứng nhau bong non

Nhau bong non có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đối với người mẹ, nhau bong non có thể dẫn đến tình trạng sốc do mất máu. Thai phụ có thể gặp các vấn đề về đông máu, có nguy cơ suy thận hoặc các cơ quan khác do mất máu. Đối với thai nhi, bong nhau thai có thể làm thai nhi hạn chế tăng trưởng do không nhận đủ chất dinh dưỡng, không nhận đủ oxy dẫn đến sinh non, thai chết lưu.

Nhau bong non: Dấu hiệu, biến chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Ảnh 2.

Khi bị nhau bong non, sản phụ bị mất nhiều máu dẫn đến phải truyền máu

4. Các phương pháp điều trị nhau bong non

Việc điều trị bong nhau thai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong nhau. Bác sĩ sẽ xác định xem bong nhau thai ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng. Nhau bong non nhẹ là hiện tượng mất máu nhưng máu chảy chậm lại và bạn và thai nhi vẫn ổn định.

Phương pháp điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào quãng thời gian mang thai. Nếu mất một lượng máu đáng kể, thai phụ có thể cần truyền máu.

Nhau bong non nhẹ ở tuần thứ 24 đến 34: Nếu thai phụ và thai nhi đang khỏe mạnh, bác sĩ có thể cho thai phụ dùng thuốc để thử và tăng tốc độ phát triển phổi của thai nhi và cho phép chúng tiếp tục phát triển. Nếu thai phụ vẫn ra máu phải ở lại bệnh viện để theo dõi chặt chẽ.

Nhau bong non nhẹ ở tuần thứ 34 trở lên: Nếu thai phụ sắp sinh đủ tháng, bác sĩ có thể tiến hành biện pháp kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Nếu thai nhi đã có đủ thời gian để phát triển, sinh sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ biến chứng sau này.

Nhau bong non mức độ trung bình đến nặng: Mức độ bong nhau thai nặng được xác định bằng lượng máu mất đáng kể và để hạn chế các biến chứng cho thai phụ và thai nhi, bác si thường yêu cầu sinh ngay lập tức, thường bằng phương pháp mổ lấy thai.

Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ không thể tiến hành cầm máu, có thể phải cắt bỏ tử cung của thai phụ. Tuy nhiên, đây là một trường hợp hiếm gặp của chảy máu nghiêm trọng.

5. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhau bong non cần đi khám hoặc liên với bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân của nhau bong non có thể  bao gồm chấn thương hoặc chấn thương vùng bụng như do tai nạn, ngã hoặc mất nhanh chóng chất lỏng bao quanh và nước ối trong tử cung.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhau bong non ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Nhau bong non trong lần mang thai trước không phải do chấn thương bụng
  • Huyết áp cao mạn tính (tăng huyết áp)
  • Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tiền sản giật, hội chứng HELLP hoặc sản giật
  • Bị ngã, va đập hoặc bị đánh vào bụng
  • Thai phụ hút thuốc
  • Sử dụng cocaine trong thời kỳ mang thai
  • Vỡ ối sớm, gây rò rỉ nước ối trước khi kết thúc thai kỳ
  • Nhiễm trùng bên trong tử cung khi mang thai
  • Lớn tuổi, đặc biệt là trên 40 tuổi.

Nhau bong non: Dấu hiệu, biến chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Ảnh 3.

Khám thai là việc quan trọng để theo dõi sức khỏe của thai phụ và phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn.

6. Phòng ngừa nhau bong non

Có thể giảm các yếu tố nguy cơ nhất định như phụ nữ, nhất là khi mang thai không hút thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện. Giữ huyết áp ở mức ổn định. Nếu thai phụ bị huyết áp cao cần được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ.

Nếu bạn bị chấn thương bụng do tai nạn, ngã… cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Nếu đã từng bị bong nhau thai và đang có kế hoạch mang thai khác, cần đi khám để dược bác sĩ tư vấn trước khi thụ thai để xem liệu có cách nào để giảm nguy cơ sảy thai do bong nhau thai hay không.

Nguồn: Bộ Y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *