- Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?
Mẹ có thể cho bé dùng tã vải hay tã giấy hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã để tiết kiệm. Khi chọn tã giấy cho con, nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt. Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức, do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé. Nếu phân của bé có chứa chất nhầy màu trắng hoặc sọc hoặc đốm màu đỏ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm.
Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Bé vừa mới sinh không nhất thiết phải tắm mỗi ngày. Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 – 38 độ C (tùy theo từng mùa) là thích hợp để tắm cho trẻ. Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương. Khi tắm, chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn… Sau khi tắm xong, cần lưu ý cách chăm sóc trẻ theo các bước sau nhằm giữ ấm cho bé: lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc quần áo, nhỏ mắt mũi, lau tai. Khi tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoăc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.
- Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Rốn là một trong số những phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sơ sinh nên cần đặc biệt chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên mà không có bất kỳ tổn thương nào. Nếu không chú ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, chảy dịch, …
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:
- Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồ
- n 90 độ.
- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
- Lau rốn bằng bông gòn với nước sạch, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
- Luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
Không sử dụng nước thơm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.
- Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ mới sinh
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
4.1 Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da:
- Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm;
- Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé;
4.2 Giữ da bé có độ ẩm thích hợp:
- Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé.
- Việc không thay tã thường xuyên cộng với thời tiết nóng ẩm có thể gây nhiễm nấm, nhiễm trùng ở trẻ. Vì vậy, cần thường xuyên rửa sạch khu vực mang tã của trẻ bằng các chất làm sạch có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng;
4.3 Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé:
Các chủng vi khuẩn thường trú trên da bắt đầu có ngay từ khi trẻ ra đời. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi trên da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da trẻ bị phá hủy. Do vậy, các mẹ cần phải:
- Giữ sạch cuống rốn và các vết thương hở của bé;
- Làm sạch da bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
- Hướng dẫn chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ phát triển một cách tốt nhất cha mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
- Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người.