Trang chủ » Kiến Thức Y Khoa » Mãn kinh là gì? Triệu chứng và những việc có thể làm cho phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Mãn kinh là gì? Triệu chứng và những việc có thể làm cho phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thạc Văn, hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản MêKông. Bác sĩ Nguyễn Thạc Văn có 11 năm kinh nghiệm chuyên môn.

Mãn kinh

Mỗi phụ nữ đều sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh, dù sớm hay muộn. Thay vì hoảng hốt hay lo lắng, chị em nên chủ động tìm hiểu về quá trình này và nhận biết các triệu chứng đặc trưng để có thể vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Tổng quan về mãn kinh và tiền mãn kinh

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh
Mãn kinh thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55
  • Mãn kinh là khi bạn không có kinh nguyệt do nồng độ hormone thấp.
  • Thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn.
  • Ảnh hưởng đến bất cứ phụ nữ nào.
  • Có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc vì những lý do như phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, điều trị ung thư như hóa trị hoặc lý do di truyền, đôi khi không rõ lý do.

Tiền mãn kinh là gì?

Mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh là gì?
  • Tiền mãn kinh là khi bạn có các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh nhưng vẫn còn kinh nguyệt. Giai đoạn này kết thúc và bạn sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh khi bạn không có kinh trong 12 tháng liên tục.
  • Mãn kinh và tiền mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tâm trạng, giảm tập trung (hội chứng “sương mù não”), bốc hỏa và kinh nguyệt không đều. Những triệu chứng này có thể bắt đầu nhiều năm trước khi bạn hết kinh và tiếp tục kéo dài sau đó.
  • Các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, bao gồm cả các mối quan hệ và công việc.
  • Có vài điều bạn có thể làm để giúp giảm các triệu chứng, ngoài ra còn có các loại thuốc có thể thay thế lượng hormone bị thiếu và giúp giảm các triệu chứng .

Triệu chứng của phụ nữ giai đoạn mãn kinh

Các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bao gồm các mối quan hệ, đời sống xã hội, cuộc sống gia đình và công việc.Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể có nhiều triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào cả.Các triệu chứng thường bắt đầu vài tháng hoặc nhiều năm trước khi bạn hết kinh. Đây được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Mãn kinh
Kinh nguyệt không đều là một trong những dấu hiệu tiền mãn kinh

Dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ tiền mãn kinh thường là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt bình thường, chẳng hạn như chúng trở nên không đều. Sau cùng bạn sẽ tắt kinh hoàn toàn.

Triệu chứng sức khỏe tâm thần

Mãn kinh

Các triệu chứng sức khỏe tâm thần phổ biến của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng như chán nản, lo lắng, thiếu tự tin.
  • Giảm trí nhớ hoặc sự tập trung.

Triệu chứng thực thể

Mãn kinh
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh thường bị các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu và đau nửa đầu

Các triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh bao gồm:

  • Bốc hỏa: khi bạn đột ngột có cảm giác nóng hoặc lạnh ở mặt, cổ và ngực có thể khiến bạn chóng mặt.
  • Mất ngủ, có thể là do đổ mồ hôi ban đêm và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu gắt vào ban ngày.
  • Đánh trống ngực, khi nhịp tim của bạn đột nhiên trở nên rõ ràng hơn.
  • Đau đầu và đau nửa đầu nặng hơn bình thường.
  • Đau cơ và đau khớp.
  • Thay đổi vóc dáng cơ thể và tăng cân.
  • Thay đổi da bao gồm da khô và ngứa.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khô âm đạo và đau, ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
  • Răng nhạy cảm, đau nướu hoặc các vấn đề về miệng khác.

Những việc có thể làm khi ở giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh

Thay đổi lối sống

Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và chăm sóc sức khỏe tinh thần có thể giúp giảm các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Mãn kinh
Thường xuyên tập luyện thể thao, như yoga, chạy bộ…

Hãy làm những việc sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều, bao gồm duy trì thói quen ngủ đều đặn.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Ăn thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua và cải xoăn để giữ cho xương chắc khỏe.
  • Tập thể dục thường xuyên, thử tham gia các hoạt động như đi bộ, chạy hoặc khiêu vũ.
  • Tập những bài thư giãn như yoga, thái cực quyền hoặc thiền định.
  • Nói chuyện với những người khác cũng đang trải qua điều tương tự, chẳng hạn như gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp
  • Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thảo dược bổ sung hoặc thuốc bổ sung

Những điều cần tránh:

Mãn kinh
Phụ nữ nên tránh hút thuốc ở giai đoạn mãn kinh
  • Hút thuốc
  • Uống nhiều hơn giới hạn rượu được khuyến nghị

Cách để giảm bớt sự thay đổi tâm trạng

Tâm trạng thất thường, chán nản và lo lắng thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh.

Bạn có thể thử:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một loại liệu pháp nói chuyện có thể giúp cải thiện tâm trạng chán nản và cảm giác lo lắng. Nó cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ.

Cách giảm cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

Mãn kinh
Giảm cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

Bạn có thể:

  • Mặc quần áo mỏng
  • Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ vào ban đêm
  • Tắm nước mát, dùng quạt hoặc uống nước lạnh
  • Cố gắng giảm mức độ căng thẳng
  • Tránh hoặc giảm bớt các tác nhân chẳng hạn như thức ăn cay, cà phê, đồ uống nóng, hút thuốc và rượu
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân

Cách giảm khô âm đạo

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc chất bôi trơn âm đạo mà không cần kê đơn ở hiệu thuốc.

Mãn kinh
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc chất bôi trơn âm đạo

Có những phương pháp điều trị khô âm đạo khác mà bác sĩ có thể kê toa, chẳng hạn như liệu pháp thay thế hormone hoặc điều trị nội tiết tố (kem, vòng tránh thai, gel hoặc vòng âm đạo).

Bảo vệ xương yếu

Mãn kinh
Ăn các loại thực phẩm có Vitamin D
  • Tập thể dục thường xuyên, bao gồm các bài tập chịu trọng lượng, trong đó bàn chân và cẳng chân hỗ trợ trọng lượng của bạn (như đi bộ, chạy hoặc khiêu vũ) và các bài tập kháng lực (ví dụ: sử dụng tạ)
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau củ và các nguồn cung cấp canxi như sữa, sữa chua và cải xoăn
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì điều này kích thích sản xuất vitamin D, có thể giúp xương chắc khỏe
  • Uống thuốc bổ sung vitamin D
  • Ngừng hút thuốc và giảm uống rượu

Hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ về mãn kinh và nhận biết các triệu chứng thường gặp, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh lý tự nhiên này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, chị em có thể liên hệ với hotline của Hệ thống Bệnh viện Phụ sản MêKông để được các chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Phụ sản MêKông

243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Ho Chi Minh City, Vietnam
1900 6113
info@mekonghospital.vn
bvpsmekong
https://zalo.me/benhvienphusanmekong
benhvienphusanmekong.com
Luôn mở cửa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *