Trang chủ » Tin tức » Truyền thông giáo dục sức khỏe » Dinh Dưỡng Mẹ Và Bé » DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

Nội dung bài viết

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

Tăng huyết áp thai kỳ xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Chẩn đoán qua ít nhất hai lần đo huyết áp khác nhau (cách nhau ít nhất 06 tiếng)

CHẨN ĐOÁN  (Theo JNC7-ESH ESC)

                                        

Chẩn đoán

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu

<120

Và < 80

HA bình thường

120-129

Và 80-84

HA bình thường cao

130-139

Và 85-89

THA độ 1

140-159

Và/hoặc 90-99

THA độ 2

160-179

Và/hoặc 100-109

THA độ 3

≥180

Và/hoặc ≥110

THA tâm thu đơn độc

≥140

Và <90

 

HẬU QUẢ CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

          – Tử vong chu sinh

          – Thai chậm tăng trưởng

          – Tiền sản giật

          – Bong nhau

          – Sinh non

PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

  Tăng huyết áp mãn tính:

  • Xuất hiện trước khi mang thai

  • Hoặc trước tuần thai 20

  Tăng huyết áp thai kỳ:

  • Xuất hiện từ sau tuần thứ 20 thai kỳ.

ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ

  • Thai kỳ đầu tiên.

  • < 18 tuổi hay > 40 tuổi, đa thai.

  • Tiền sử tăng huyết áp thai kỳ lần trước.

  • Viêm cầu thận mãn.

  • Đái tháo đường.

  • Thừa cân béo phì.

  • Thai trứng.

LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG

  1. Chế độ ăn cần đảm bảo:

  • Ăn đủ chất: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

  • Ăn đủ năng lượng:

Nhu cầu # 2.000 Kcal/ngày (với nữ)

Có thai tăng thêm từ 250 đến 450 Kcal/ngày.

  • Ăn chế độ giảm natri trong khẩu phần: 2 – 4g/ngày

  • Ăn chế độ giàu Kali, can xi và magiê.

  • Hạn chế Cholesterol, Axít béo bão hòa trong khẩu phần ăn.

  1. Chế độ ăn hạn chế Natri:

  • Hạn chế muối ít: 3g/ngày

  • Không cho thêm muối trong quá trình chế biến thức ăn.

  • Hạn chế các thực phẩm có thêm nhiều Natri (tham khảo bảng thực phẩm có chứa Natri).

  • Thêm dưới ½ thìa muối.

  • Hạn chế muối trung bình: 2g/ngày

  • Không cho thêm muối trong quá trình chế biến thức ăn.

  • Hạn chế các thực phẩm có thêm nhiều Natri.

  • Hạn chế các thực phẩm bản chất có nhiều Natri (dưa, cà muối, cá khô, xúc xích, chả lụa, mì gói…)

  • Thêm dưới ¼ thìa muối

 

HÀM LƯỢNG NATRI TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM

Thực phẩm  Natri (mg/100g)
Mực khô 2.019
Lạp xưởng 1.600
Xúc xích

1.600

Mì gói 1.600
Heo quay 1.433
Tôm khô 1.200
Phô mai 1.100
Dăm bông heo 1.000
Thịt heo muối xông khói 860
Patê 790
Bánh mì 630
Snack 500
Mì sợi tươi 410
Khoai tây chiên    400
Bánh bích quy 370
Bánh mì sandwich lạt 301

THỰC ĐƠN THAM KHẢO

7h:              Nui thịt nạc (Nui khô 100g; thịt heo nạc 50g; hành, rau thơm; dầu ăn)

9h:             Thanh long 150 g

11h30:       Cơm (gạo 110g)

                  Cá thu chiên (cá thu 150g)

                  Canh rau ngót (Rau ngót 80g; thịt nạc 20g)

                  Su su xào (Su  su 200g)

Trái cây:    Chuối 150g

15h:            Sữa bà bầu  100ml

17h30:        Cơm (gạo 110g)

                   Sườn cốt lết rim (sườn cốtlết 100g)

                   Canh chua cá lóc  (cá lóc 80g, cà chua, me, bạc hà, rau thơm,..)

                  Trái cây: mãng cầu 200g

20h00:      Sữa bà bầu 100ml

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Phụ sản MêKông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *