Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú, là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ, cho sự hình thành, phát triển thai nhi cũng như sức khỏe của trẻ khi trưởng thành.
THÀNH PHẦN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Chất bột đường: Chất cung cấp năng lượng cho mẹ và thai thai nhi. Có chủ yếu trong ngũ cốc, bánh mì, cơm , bún phở,..
Chất đạm: Chứa các acidamin cần cho cơ thể. Có 2 nhóm: Động vật (thịt, cá, trứng,..) Thực vật (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,..)
Chất béo: Cần thiết cấu tạo màng tế bào. Cung cấp năng lượng và hấp thu vitamin A,D,E,K. Chất béo nguồn gốc động vật: mỡ thịt cá. Chất béo nguồn gốc thực vật: mè, đậu phộng.
Vitamin, chất khoáng và chất xơ: Cần thiết cho cơ thể để phòng ngừa táo bón. Có trong các loại rau và trái cây tươi.
MỘT SỐ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT
VITAMIN A: Giúp tăng trưởng tế bào não.
Chủ yếu có trong rau xanh, trái cây màu xanh, đỏ, vàng, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng cà dầu gan cá…
Nhu cầu: 600mcg- 850mcg/ngày.
VITAMIN D: Giúp hấp thu và tăng tác dụng của calcium, magnesium và phospho.
Chủ yếu có trong ánh sáng mặt trời, sữa, dầu ăn…
Nhu cầu: 10mcg/ngày.
ACID FOLIC: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Chủ yếu có nhiều trong rau xanh, thịt, cá và sữa,…
Nhu cầu: 400-800mcg/ngày
CHẤT SẮT: Phòng tránh bệnh thiếu máu.
Chủ yếu có trong cá, thịt. rau xanh, trứng và sữa.
Nhu cầu: 30mg – 60mg/ngày.
CALCIUM: Cần cho sự phát triển của xương thai nhi.
Chủ yếu có trong sữa, hải sản và trứng…
Nhu cầu: 1.000mg – 1.300mg/ngày.
CHẤT XƠ: Giúp tránh táo bón.
Chủ yếu có trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc.
Nhu cầu: 20-25g/ngày
Lưu ý:
Thai phụ cần uống nước trung bình 2-3lít/ngày
Thai phụ không nên: uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, không ăn quá mặn hay nhiều gia vị
GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG PHÒNG NGỪA
Kiểm soát ốm nghén:
Chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính.
Tránh thực phẩm chiên nướng, dầu mỡ.
Bổ sung rau củ quả, uống nhiều nước, thêm gừng, chanh vào các bữa ăn hàng ngày.
Ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh căng thẳng.
Giảm táo bón:
Ăn nhiều rau xanh.
Uống nhiều nước.
Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức phù hợp với sức khỏe.
Bệnh trĩ trong thai kỳ:
Tránh táo bón, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi 500-600g/ngày.
Không nên tự ý dùng thuốc, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
LƯỢNG CAN XI TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM
Thực phẩm
Canxi (mg/100g)
Nấm hương
180
Rau đay
182
Nghêu sò
190
Đậu
191
Đậu xanh
200
Đậu đen
224
Sữa đậu nành
224
Cá hồi
250
Rong biển
264
Đậu phộng
284
Rau cần
325
Nấm mèo
370
Pho mát
799
Tôm nõn
882
Sữa bột
939
Tôm khô
991
Vừng
1,200
Ốc nhồi
1,357
Cua đồng
5,040
THỰC ĐƠN THAM KHẢO
Trong thai kỳ, bà mẹ cần ăn đầy đủ 04 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau và trái cây tươi).
Thường xuyên thay đổi món ăn phù hợp với khẩu vị và sở thích của mẹ, nên ăn đủ 3 bữa chính và 02 bữa phụ.