Trang chủ » Tin tức » Truyền thông giáo dục sức khỏe » Dinh Dưỡng Mẹ Và Bé » DINH DƯỠNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Nội dung bài viết

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết lúc mang thai. Bệnh thường được phát hiện từ tháng 4 của thai kỳ và khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần, một số trường hợp phát triển thành đái tháo đường týp 2.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đối với mẹ:

  • Thai to, ngôi bất thường → đẻ khó.

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật.

  • Sẩy thai hoặc thai chết lưu.

  • Nhiễm trùng.

  • Hạ đường huyết, băng huyết sau sinh

Đối với con:

  • Dị dạng thai, dị tật bẩm sinh

  • Thai to (dễ sang chấn khi sinh, mổ).

  • Suy thai, suy hô hấp, hạ đường huyết.

  • Béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

  • Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động đều đặn có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng. Góp phần làm giảm các biến chứng do bệnh đái tháo đường

  • Vận động giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu và giảm cân; cải thiện chức năng tim phổi,giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh đẻ sắp tới được thuận lợi, dễ dàng và tăng khả năng chịu đựng của thai phụ, giúp vượt cạn thành công

Sử dụng thuốc: Cần có sự theo dõi và chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG

  1. Ăn đủ chất: Chất đạm, chất béo, tinh bột,vitamin, khoáng chất và chất xơ.

  2. Ăn đủ năng lượng:

Nhu cầu # 2.000 Kcal/ngày (với nữ)

Có thai tăng thêm từ 250 đến 450 Kcal/ngày.

  1. Ăn chế độ giảm chất tinh bột: Cơm, bún, phở…

  2. Ăn nhiều rau xanh: Giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rau xanh còn có tác dụng giảm đường huyết.

  3. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

  4. Chia nhỏ bữa trong ngày: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ, giúp không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn hay hạ đường huyết lúc xa bữa ăn.

  5. Tránh thức ăn, nước uống có chứa nhiều đường:

  • Bánh kẹo, kem, chè, mứt..

  • Nước ngọt, nước mía, sirô…

  • Trái cây: Mít, nhãn, dưa hấu,…

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM 

     Chỉ số đường huyết: GI (Glycemic index) Là chỉ số thể hiện tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm cho đường huyết trong máu tăng nhanh hơn so với thực phẩm có GIthấp.

Phân loại chỉ số GI của thực phẩm:

  • Rất thấp: <40 – Trung bình: 56-69

  • Thấp: 40-45 – Cao: ≥70

Danh sách chỉ số GI một số thực phẩm:

–       Khoai tây 78 ± 4
–       Dưa hấu 76 ± 4
–       Bánh mì trắng 75 ± 2
–       Nếp ngỗng 75
–       Bí đỏ 64 ± 7
–       Khoai lang 63 ± 6
–       Thơm 59 ± 8
–       Táo 53
–       Chuối 51 ± 3
–       Cam 43 ± 3
–       Cà rốt 39 ± 3
–       Trái mận 24
–       Đậu nành 18
–       Rau muống 10

 

THỰC ĐƠN THAM KHẢO

7h:              Miến gà (Miến khô 45g; thịt gà 50g; hành lá; dầu ăn)

9h:              Bưởi 200 g

11h30:        Cơm (gạo 100g)

                   Trứng cút kho thịt (thịt heo 50g, trứng cút 20g)

                   Bông cải xào tôm (Bông cải trắng 50g; càrốt 60g; tôm lột 30g; hành; dầu)

                   Canh cua rau đay (cua đồng 5g; rau đay 30g; rau mồng tơi 20g)

                   Trái cây: Thanh long 100g

15h:            Sữa dành cho bệnh đái tháo đường 250ml

17h30:        Cơm (gạo 100g)

                   Thịt gà rang lá chanh (gà ta 100g; dầu; lá chanh)

                   Canh khoai sọ nấu thịt nạc (khoai sọ 80g; thịt nạc 20g)

                   Cải chíp luộc chấm xì dầu (cải 120g)

20h:            Sữa dành cho bệnh đái tháo đường 200ml

 

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Phụ sản MêKông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *